CÂY THỊ

Đặc điểm sinh học của Cây Thị:

  • Thị là một loài cây thân gỗ. Khi nó trưởng thành thì có thể cao đến 5-6m. Giống cây này có tuổi thọ cao, lên đến vài trăm hoặc cả ngàn năm tuổi.
  • Lá mọc so le và phiến lá hình thuôn dài và phủ một lớp lông trên về mặt. Đây là cây nở hoa đa tính và thường mọc thành chùm màu trắng.
  • Quả Thị thường có hai loại, một loại Thị muộn có hình cầu và đít tròn. Loại còn lại nhỏ hơn và hơi dẹt gọi là Thị sáp. Cây Thị thường cho quả màu vàng khi chín, mọng nước, có đường kính từ 3-6cm và thường được chia thành 6 hay 8 múi. Quả Thị thường đến mùa vào cuối hè kéo dài đến hết mùa thu

- Cây Thị có danh pháp khoa học là Diospyros decandra, là một loại cây ăn quả.

- Từ dân gian, loài cây này còn mang ý nghĩa tâm linh to lớn. Vì thế thay vì trồng trước nhà, nó thường được trồng nhiều ở những khu vực đền chùa. Không những thế, do giống Thị thường kén đất trồng và phát triển lớn, nên nó còn được trồng ở những vùng đất rộng rãi.

Công dụng của Cây Thị

Chữa sốt nóng, ngộ độc, nôn mửa hoặc ngâm rửa trị mẩn ngứa, lở loét: Lấy rễ Thị chừng 30 - 50g thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

Trị táo bón, bụng anh ách căng đầy: Lấy lá Thị rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, quấn hút (như hút thuốc lá) thấy dễ chịu ngay, trung tiện được, ngày làm vài lần.

Chữa viêm tinh hoàn (thiên trụy): Lấy lá Thị tươi giã nhỏ hòa với ít rượu rịt vào chỗ tinh hoàn đau, ngày 2 - 3 lần. Làm mụn nhọt chóng vỡ mủ: Lấy lá Thị tươi giã nhỏ đắp vào nơi mụn nhọt băng rịt lại, ngày 1 - 2 lần.

Chữa bỏng lửa: Lấy lá Thị phơi khô, giã nhỏ thành bột, tẩm nước rồi đắp vào nơi bị bỏng lửa.

Chữa sâu quảng, lở loét: Lấy lá Thị khô đốt thành than, rắc chữa sâu quãng, lở loét hoặc sắc lấy nước đặc rửa vết thương.

Chữa dị ứng: Lấy lá Thị 100g phối hợp với rễ cây ráy 50g thái nhỏ, phơi khô, nấu nước đến sôi, xông nơi bị dị ứng.

Chữa giời leo (herpes): Lấy vỏ quả Thị phơi khô, đốt thành than, hòa với dầu vừng hoặc mỡ lợn, bôi lên những vết phồng rộp.

Cách trồng và chăm sóc cây Thị

  • Thị chủ yếu được nhân giống bằng hạt. Giai đoạn đầu, cây non phát triển rất chậm. Từ lúc gieo hạt đến khi cây cao lên 1m có thể mất đến 2 hoặc 3 năm. Nhưng qua giai đoạn đó, Thị có xu hướng sinh trưởng nhanh và đều hơn.
  • Đặc biệt, cây Thị phát triển tốt trong điều kiện đầy đủ ánh sáng và ánh mặt trời. Nếu trồng cây trong bóng râm thì cây vẫn có thể sống nhưng sinh trưởng kém và cho ít trái. Một điểm lưu ý nữa khi trồng cây thị là nên trồng ở vùng đất cao và tránh ngập úng xảy ra.
  • Để cây Thị sinh sôi và trĩu quả, bạn cũng nên lưu ý chế độ chăm sóc. Giống cây này chỉ cần tưới nước khoảng 3-4 lần trong một tuần là vừa đủ. Và đặc biệt, khi trồng và chăm sóc, bạn phải chú ý là đất phải luôn tươi xốp và có độ ẩm đầy đủ.

Các loại bệnh mà cây Thị có thể gặp

  • Cũng giống như các loại cây khác,Thị thường bị các loài sâu bệnh gây hại. Có thể là rệp muội sống tụ tập trên bề mặt lá, hoặc là sâu xanh, sâu khoang.
  • Thị cũng có thể mắc bệnh cây do các yếu tố ngoại cảnh hay do vi sinh vật trong cây gây ra làm biến đổi các chức năng sinh lý của nó. Bệnh không truyền nhiễm có thể do thiếu hoặc thừa nước, thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng hoặc do điều kiện môi trường. Hoặc nó cũng dễ mắc bệnh truyền nhiễm do các loại nấm, vi khuẩn hay virus có hại gây ra.

Ý nghĩa của cây Thị đối với dân gian Việt Nam

Từ xưa tại Việt Nam quả Thị rất được ưa chuộng bởi hương thơm của nó, người ta thường đa những cái giỏ nhỏ đủ đựng vừa quả Thị để treo trong nhà. 

Thị có tiếng là thơm nên được người dân ta treo quả trong nhà hay trồng cây trước nhà để cầu mong ý nghĩa rằng gia đình, con cháu sẽ luôn được mang tiếng thơm muôn đời. 

Quý khách có nhu cầu mua cây, thiết kế sân vườn, hồ cá Koi... vui lòng liên hệ hotline 039.936.9999 để được tư vấn
hotline 0399369999
popup

Số lượng:

Tổng tiền: