-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tên tiếng anh/Tên khoa học: Guava/Psidium guajava L.
Cây Ổi có tên khoa học là Psidium guajava L. Ổi có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, hiện được trồng ở nhiều nơi. Đây là một loại quả bình dân, giàu Vitamin C. Ổi chủ yếu dùng để ăn tươi và gần đây là làm mứt, sấy khô, đóng hộp, chế biến trà ổi.
+ Cây Ổi thuộc Họ Sim (Myrtaceae) có khoảng 3.000 loài, phân bổ trong 130-150 chi. Chúng phân bổ rộng khắp ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm áp trên thế giới.
+ Chi Ổi (Psidium) có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ với khoảng 100 loài cây bụi. Trong đó có nhiều loài cây có quả ăn được và có giá trị kinh tế lớn.
+ Cây Ổi (Psidium guajava) còn gọi là cây Ổi thường (Common guava) hay cây Ổi táo (Apple guava) là loài cây có chất lượng quả ngon nhất trong Chi Ổi, có nguồn gốc ở Trung Mỹ và vùng phụ cận (Mexico, vùng vịnh Caribbean, Trung và Nam Mỹ).
Cây Ổi được trồng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khắp thế giới kể từ khi Châu Âu chiếm đóng Châu Mỹ.
Hiện nay, cây Ổi được trồng nhiều ở các nước thuộc Châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á, vùng Caribbean, cận nhiệt đới của Bắc Mỹ, và Úc.
Qua quá trình trồng trọt và chọn lọc giống, hiện nay các giống Ổi cũng rất phong phú, đa dạng. Ngoài giống ổi thường (Psidium guajava) phổ biến khắp thế giới, còn có những giống ổi đặc biệt của địa phương như: Ổi Trâu, Ổi Bo, Ổi Xá Lị có quả to nhưng kém thơm ngọt; Ổi Mỡ, Ổi Găng, Ổi Đào, Ổi Nghệ tuy quả nhỏ nhưng ngọt và rất thơm.
Ở Việt Nam cây Ổi thường (Psidium guajava) được nhập vào trồng từ lúc nào không rõ và nó được phát triển trên khắp cả nước từ đồng bằng ven biển cho đến vùng núi có độ cao khoảng 1500 m trở xuống.
Ngày nay ngoài giống ổi ta bình thường, ở Việt Nam còn trồng các giống Ổi mới như Ổi Xá Lị nhập từ Trung Quốc và Ổi không hạt được phổ biến gần đây nhờ công nghệ chọn giống hiện đại.
Khi nói về thành phần dinh dưỡng của quả Ổi, người ta xem nó như một loại thực phẩm chức năng do trong thịt quả có chứa một hàm lượng vitamin C gấp 3 lần so với cam và một lượng chất xơ rất cao, do đó năng lượng do chúng cung cấp thấp so với trọng lượng (55KJ/100g thịt quả). Ngoài ra, thịt quả còn chứa một số chất có hoạt tính sinh học quan trọng tự nhiên rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể như vitamin niacin, axit pantothenic, thiamin, riboflavin và vitamin A cùng với các khoáng chất như phốtpho, canxi, sắt, và protein.
Ổi là loại quả có hàm lượng nước chiếm tỷ lệ tương đối cao (82 - 85%). Hàm lượng gluxit trong Ổi ở mức thấp (7,1 - 7,9%), trong đó hàm lượng đường ở mức trung bình đối với một số loại quả thông thường (6 - 9%), phần còn lại là glucosa và fructoza với tỷ lệ tương đương nhau.
Lượng axit hữu cơ trong Ổi không đáng kể (0,2 - 0,3%), trong đó chủ yếu là axit citric. Ngoài ra còn có các axit malic, fumaric, glycollic tạo cho Ổi có vị hơi chua dịu.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 100g phần ăn được của quả Ổi thường chứa các chất như sau:
Quả ổi, giống Apple Guava, tính theo 100g phần ăn ăn được |
|
Năng lượng |
36-50 cal |
Hàm lượng nước |
77-86 g |
Xơ tiêu hóa |
2,8-5,5 g |
Protein |
0,9-1,0 g |
Chất béo |
0,1-0,5 g |
Tro |
0,43-0,7 g |
Carbohydrat |
9,5-10 g |
Calcium |
9,1–17 mg |
Phospho |
17,8–30 mg |
Sắt |
0,30-0,70 mg |
Carotene (Vitamin A) |
200-400 I.U |
Axit ascorbic (Vitamin C) |
200–400 mg |
Thiamin (Vitamin B1) |
0,046 mg |
Riboflavin (Vitamin B2) |
0,03-0.04 mg |
Niacin (Vitamin B3) |
0,6-1,068 mg |
Nguồn: healthaliciousness.com
STT |
Tên giống |
Mức phổ biến |
Đặc tính ưu điểm |
Đặc tính khuyết điểm |
1 |
Ối xá lỵ nghệ |
Phổ biến |
Cây sinh trưởng mạnh, tỷ lệ đậu quả và năng suất cao, quả hình quả lê ổn định, thịt màu trắng giòn, hương thơm và vị ngon. |
Vỏ quả hơi sần và lõi quả có hạt cứng (tỷ lệ thịt quả < 77%). |
2 |
Ổi ruột hồng da láng |
Phổ biến |
Cây sinh trưởng mạnh, tỉ lệ đậu quả khá cao và năng suất cao, quả hình quả lê ổn định, vỏ quả láng, thịt quả màu hồng đỏ, khá giòn, hương thơm và vị khá ngon. |
Lõi quả có hạt cứng (tỷ lệ thịt quả < 69%), vị quả đôi khi có vị chát. |
3 |
Ổi Đoài Loan |
Khá phổ biến |
Cây sinh trưởng khá mạnh, tỷ lệ đậu quả khá cao và năng suất cao, quả hình cầu ổn định, vỏ quả láng, thịt màu trắng, giòn, hương thơm và vị rất ngon. |
Lõi quả có hạt cứng và số hạt/quả trung bình (tỷ lệ thịt quả < 74%). |
4 |
Ổi sẻ |
Ít phổ biến |
Cây sinh trưởng khá mạnh, tỷ lệ đậu quả khá cao và năng suất cao, quả hình cầu – quả lê ổn định, thịt quả màu đỏ, mùi rất thơm và vị ngọt. |
Quả nhỏ (<100g/quả); hạt to, nhiều và cứng, tỷ lệ thịt quả thấp. |
5 |
Ổi không hạt Thái Lan |
Khá phổ biến |
Cây sinh trưởng mạnh, quả thuôn dài khá ổn định, vỏ quả khá láng, thịt quả màu trắng kem, chắc, giòn, hương thơm trung bình, vị chua ngọt và không hạt (tỷ lệ thịt quả cao > 90%). |
Tỷ lệ đậu quả biến động. Nếu chăm sóc tốt, năng suất có thể đạt khá |
6 |
Ổi không hạt Mã Lai |
Ít phổ biến |
Cây sinh trưởng mạnh, thịt quả màu trắng, giòn, giòn, vị ngọt hơi chua và không hạt (tỷ lệ thịt quả cao > 90%). |
Tỷ lệ đậu quả không cao và năng suất trung bình, quả hình cầu hơi dẹt và lệch tâm, vỏ quả sần, quả thơm khá. |
Trong đó, giống Ổi xá lỵ nghệ được trồng nhiều nhất do có những đặc điểm nổi bật như quả to, ít hạt, thịt dày, giòn, vị chua ngọt. Năng suất có thể đạt cây 2 - 4 năm tuổi có thể đạt năng suất 20-60 tấn/ha/năm và cây từ 5 năm tuổi trở đi có thể đạt năng suất 70-80 tấn/ha/năm.
Ổi không hạt Thái Lan cũng đang được phát triển do được thị trường ưa chuộng. Nếu chăm sóc tốt, năng suất có thể đạt 10kg/cây/năm (Năm 1), 20-30kg/cây/năm.