-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
1.1. Nguồn gốc cây Măng Cụt: Cây Măng Cụt có nguồn gốc từ Mã Lai, Indonesia, Myanma, Thái Lan...
Cây Măng Cụt
1.2. Các nước trồng được Măng Cụt
Cây Măng Cụt được trồng ở khắp Đông Nam Á như Thái Lan, Mã Lai, Indonesia, Ấn Độ, Myanma, Sri Lanka, Philippines, Việt Nam…
Ở Việt Nam, Cây Măng Cụt được trồng nhiều ở các tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bình Dương, Đồng Nai
- Măng Cụt dùng để ăn tươi có tác dụng: Chống mệt mỏi; Giảm huyết áp; Giảm hơi thở hôi; Giữ cân bằng trong dạ dày; Có lợi cho hệ thống thần kinh; Giúp hưng phấn tinh thần; Cải thiện làn da; Giảm cholesterol.
Quả Măng Cụt có nhiều công dụng
- Quả Măng Cụt dùng làm thuốc chống viêm, chữa tiêu chảy, bệnh lỵ, kháng vi khuẩn, ức chế dị ứng, làm giản phế quản trong việc điều trị hen suyễn, chữa vết thương ngoài da, Chống và ngăn ngừa bệnh tiểu đường; bệnh ung thư…
- Dùng để chế biến thành sinh tố là thức uống bổ dưỡng
b. Giá trị dinh dưỡng của cây Măng Cụt:
Trong 100 gram phần ăn được của quả tươi chứa: 60-63 Calo; 0,5-0,60 g chất đạm; 0,1-0,60g chất béo; 10-14,7g chất hữu cơ, 5,0-5,10 g chất xơ; 0,01- 8 mg calcium; Sắt 0,20- 0,80 mg; Phospho 0,02-12,0 mg; B1 0,03 mg; vitamin C 1-2 mg…
c. Giá trị kinh tế của Cây Măng Cụt
Măng Cụt là một trong những loại hàng hóa thường có giá cao hơn các loại quả cây khác. Có lúc lên tới 40.000-45.000 đồng/kg tùy loại. Trồng Măng Cụt có quả đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, thu hoạch sớm, mỗi cây khoảng 80 kg quả thì cây măng cụt mang lại hiệu quả kinh tế rất khá cho nhà vườn.
Khi chín vỏ quả chuyển sang đỏ tím
Hoặc màu vỏ đỏ sậm
Vỏ quả màu nâu xám