-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tên khoa học: Nephelium lappacium L.
Ở Việt Nam, Chôm Chôm được trồng chủ yếu ở các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai và nam Trung Bộ và ở Tây Nguyên. Việc lai tạo hoặc chọn cây ưu tú từ các giống nhập đều chưa được thực hiện.
Chôm Chôm là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao (chứa nhiều vitamin C, giàu đạm, chất béo và các nguyên tố vi lượng như đồng, mangan, kali, canxi, sắt...) và trái Chôm Chôm còn được dung làm thuốc chữa bệnh.
Chôm Chôm là loài cây có quả hoặc để ăn tươi, hoặc đóng hộp dưới nhiều hình thức, để dự trữ hoặc xuất khẩu. Hạt Chôm Chôm có thành phần dầu cao nên cũng được dùng để sản xuất dầu ăn hay xà phòng. Cây và rễ Chôm Chôm cũng có thể dùng cho việc sản xuất dược phẩm và màu. Ở Việt Nam, người làm vườn chôm chôm có mức thu nhập tương đối cao so với các ngành trồng trọt khác.
Hạt Chôm Chôm chứa 35 - 40% chất dầu béo đặc, có cấu trúc của hạt ca cao, có mùi dễ chịu, gồm phần lớn là arachidin, cùng với olein và stearin. Vỏ cây và quả xanh có chứa tanin.
Vỏ Chôm Chôm chứa nhiều tanin, chữa ỉa chảy, kiết lỵ, sốt... với liều 20-30g. Hạt Chôm Chôm, còn gọi là thiều tử, vị ngọt, tính ấm, chứa nhiều chất béo không no, có tác dụng tiêu viêm kháng khuẩn, dùng chữa viêm niêm mạc miệng, kiết lỵ, hỗ trợ điều trị tiểu đường, các vết loét lâu ngày, điều chỉnh lipid máu, giảm béo và làm đẹp da. Chôm Chôm là loại trái rất thích hợp cho những người bị vữa xơ động mạch, cao huyết áp, tăng đường huyết... Tuy nhiên, vì chứa nhiều chất béo nên nếu ăn quá nhiều hạt Chôm Chôm có thể xuất hiện cảm giác say say và gây buồn nôn, đầy bụng.
Chôm Chôm có rất nhiều giống, tuy nhiên ở Việt Nam có ba giống chính: Chôm Chôm Java, Chôm Chôm Thái và Chôm Chôm Nhãn.
Chôm Chôm Java
- Tên thường gọi: Chôm Chôm Java, Chôm Chôm Giava
- Tên tiếng Anh: “Java” rambutan.
Chôm chôm Java
Chôm Chôm Dona
- Tên thường gọi: Chôm Chôm Rong riêng
- Tên tiếng Anh: “Dona” rambutan
Chôm chôm Dona (Rongrie)
Chôm Chôm Nhãn
-Tên thường gọi: Chôm Chôm Nhãn hay Chôm Chôm trái Ráp
-Tên tiếng Anh: “Nhan” rambutan
Chôm chôm nhãn