CÂY CHAY

Đặc điểm thực vật học cây Chay

Tên tiếng anh/Tên khoa học: Tree Vegetarian.

Tên khoa học: Artocarpus tonkinensis A. Chev. ex Gagnep.

Tên khác: Chay ăn trầu, Chay vỏ tía, Chay bắc bộ.

Họ: Dâu tằm (Moraceae).

Nguồn gốc xuất xứ: Việt Nam.

1. Đặc điểm phân bố của Cây Chay ở Việt Nam:

- Cây Chay gần như là loài cây đặc hữu chỉ có ở Việt Nam. Cây phân bổ tự nhiên chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Bắc Cạn, Lai Châu…

- Tuy nhiên hiện nay, cây đã được trồng và nhân giống ở nhiều tỉnh khác như Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Nam, Bắc Giang, Thanh Hóa cùng với các tỉnh ở miền Trung.

2. Đặc điểm thực vật học Cây Chay

- Cây Chay là cây thân gỗ to, cây có thể cao đến 15m, thân nhẵn, mọc thẳng, phân cành nhiều. Cành lá non có lông hung, sau nhẵn, vỏ màu xám.

- Lá Cây Chay mọc so le nhau, xếp thành hai hàng, phiến có hình trái xoan hay bầu dục, dài 7-15cm, rộng 3-7cm, đầu nhọn, gốc tròn, gân nổi rõ, mặt dưới có lông ngắn màu hung.

- Hoa cây Chay mọc đơn độc ở nách lá.

- Quả phức gần tròn, cuống ngắn màu vàng, thịt mềm màu hồng, vị chua.

- Hạt Chay to, chứa nhiều nhựa dính.

- Mùa hoa cây chay thường ra tháng 3-4, mùa quả tháng 7-9.

3. Tác dụng của cây Chay đối với Đông y:

- Theo Đông y, lá và rễ cây Chay có thể dùng để sắc uống, có tác dụng chữa đau lưng, rong kinh, bạch đới, cha ông ta còn dùng Chay để làm chắc chân răng. Đặc biệt, trong dân gian còn lưu truyền bài thuốc chữa tê thấp, mỏi lưng, đau gối rất hiệu quả từ cây Chay.

- Lá và rễ cây Chay có thể thu hái quanh năm. Việc sử dụng cũng rất đơn giản, chỉ cần phơi hay sấy khô là có thể dùng được. Hơn nữa lá cây Chay càng hái lại càng mọc nhanh.

4. Tác dụng cây Chay đối với Tây y:

- Không chỉ là những bài thuốc dân gian, Chay Bắc Bộ đã được các nhà khoa học nghiên cứu một cách nghiêm túc và lâu dài. Nhiều công trình nghiên cứu thử nghiệm cả trong nước và hợp tác với quốc tế đã được thực hiện.

- Sau nhiều năm, các nhà khoa học của Việt Nam cũng như quốc tế đã rất ngạc nhiên trước những tác dụng tuyệt vời của lá Chay bắc bộ trong việc ức chế miễn dịch. Vì vậy, họ rất kì vọng vào việc ứng dụng vị thuốc này trong điều trị các bệnh cường miễn dịch.

- Cây Chay Bắc Bộ cũng là vị dược liệu đầu tiên trên thế giới được đánh giá là có tác dụng ức chế miễn dịch chọn lọc rất mạnh, hơn nữa chỉ ức chế miễn dịch gây bệnh mà không ảnh hưởng đến các miễn dịch có lợi của cơ thể và lại không hề có độc tính.

- Vì vậy Viện Hoá học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thiết lập đề tài trọng điểm cấp Quốc gia để nghiên cứu toàn diện về cây Chay bắc bộ. Đề tài được thực hiện bởi GS.TSKH Trần Văn Sung, nguyên viện trưởng Viện Hoá học Việt Nam.

- Nhóm nghiên cứu đã tiến hành chiết tách và phân lập được 4 hoạt chất là:

+ Maesopsin

+ Alphitonin

+ Kaempferol

+ Artonkin

- Đây là bốn hoạt chất hiếm tìm thấy trong tự nhiên, được cho là thành phần chính có tác dụng ức chế miễn dịch. Bốn chất này đều có hoạt tính chống viêm với các mức độ khác nhau. Trong đó chất mới Artonkin được chứng minh là một hoạt chất có tính ức chế sản sinh các Cytokine mạnh, vì vậy đây là chất ức chế miễn dịch mạnh và chống viêm mạnh nhất.

- Các hoạt chất này sau đó được thử nghiệm so sánh tác dụng với Cyclosporin A – Loại thuốc tốt nhất hiện nay trong điều trị bệnh tự miễn. Kết quả: Hoạt lực của dịch chiết lá Chay mạnh tương đương so với Cyclosporin A ở liều từ 15 -25mg/ml.

- Những nghiên cứu trên của GS.TSKH Trần Văn Sung và cộng sự đã làm sáng tỏ các tác dụng sinh học của cây Chay Bắc Bộ. Loài cây này hoàn toàn có thể ứng dụng để điều trị các các bệnh tự miễn như: Lupus ban đỏ, Nhược cơ, Viêm khớp dạng thấp, Vảy nến…

Quý khách có nhu cầu mua cây, thiết kế sân vườn, hồ cá Koi... vui lòng liên hệ hotline 039.936.9999 để được tư vấn
hotline 0399369999
popup

Số lượng:

Tổng tiền: