CÂY BÁNG

Hãng: Tập đoàn Trường Xuân
Liên hệ: 039.936.9999

CÂY BÁNG

Cây báng còn có tên là cây đác, bụng báng hay búng báng. Toàn bộ cây báng (thân, quả, lá và rễ) đều có dược tính và được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Trong đó bột từ thân cây (bột báng) và hạt chín (hạt đác) còn được dùng để chế biến món ăn giàu dinh dưỡng.

  • Tên gọi khác: Đác, Búng báng, Bụng báng, Dừa núi, Đào rừng, Quang lang.
  • Tên khoa học: Arenga saccharifera Labill
  • Họ: Cau (danh pháp khoa học: Arecaceae)

Mô tả dược liệu cây báng

1. Đặc điểm cây báng

Báng là loại thực vật thân cột, chiều cao từ 7 – 10m. Thân có đường kính khoảng 30cm, phần thân trên được phủ những bó sợi có màu đen.

Lá xẻ lông chim và kích thước to như lá dừa, dài 3 – 5m, thường mọc vòng quanh thân và tập trung ở phần thân. Khi già, lá sẽ rụng xuống và để lại dấu vết trên thân cây. Mặt dưới lá trắng như phấn, mặt trên có màu xanh lục.

Hoa mọc thành cụm có hình bông mo, chia thành nhiều nhánh và trĩu xuống, mo hoa dài 0.9 – 1.2m. Hoa cái có 3 lá tồn tại ở quả, hoa đực hình nón có khoảng 70 – 80 nhị. Quả báng hình cầu, màu vàng nâu nhạt, chiều dài khoảng 3.5 – 5cm. Bên trong quả có 3 hạt màu xám nâu và có chứa nước gây ngứa.

2. Bộ phận dùng

Thân, rễ và quả của cây báng được sử dụng để làm thuốc. Ngoài ra bột trong lõi cây còn được dùng để làm lương thực (bột báng).

Những năm giữa thế kỷ 20, bột báng được dùng để làm nước mát uống giúp bồi bổ sức khỏe hoặc được sử dụng để làm bánh kẹo, thức ăn,… Ngoài ra hạt của cây (hạt đác) được dùng để làm mứt hoặc chế biến thành các món ăn giúp giải khát.

3. Phân bố

Cây báng có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới như Myanmar, Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam, Lào, Indonesia, Philipin,… Cây ưa mọc ở vùng đất ẩm dưới chân núi hoặc tại các thung lũng núi đá vôi. Cây báng phân bố nhiều ở tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên.

4. Thu hoạch – sơ chế

Khi cây bắt đầu ra hoa thì chặt ngả cây để lấy bột trong ruột (bột có màu nâu hồng nhạt). Sau đó đem giã nhỏ rồi lọc lấy tinh bột rồi phơi/ sấy khô để dùng dần. Trung bình 1 cây báng có thể cho đến 20 – 100kg tinh bột.

Ngoài ra người ta còn thu hoạch nước tiết ra từ cây đác. Thu hoạch nước này bằng cách chặt bông mo hoa đực và cái, nước ngọt sẽ chảy ra. Đem nước này thêm men rồi ngâm thành rượu hoặc cô đặc để làm đường.

Hạt của cây chứa chất gây ngứa nên thường được đốt cháy để lấy hạt bên trong. Hạt đác có vị ngọt, mát, giòn nên thường được dùng để nấu chè hoặc chế biến thành các món có tác dụng thanh nhiệt. Nõn cây bóc bỏ lớp vỏ cứng có thể đem thái mỏng rồi luộc bỏ lấy nước, dùng xào ăn hoặc sử dụng để nấu canh.

5. Bảo quản

Bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát. Với hạt đác nên rim với lá dứa, đường, chanh dây hoặc rồi cho vào tủ lạnh.

6. Thành phần hóa học

Cây báng chứa một số thành phần hóa học như tinh bột, đường sacaroza, nước 14.8%, cellulose 7.6%, protid 2.6%, khoáng toàn phần 2.5%, dẫn xuất không protein 74.1%,…

Quý khách có nhu cầu mua cây, thiết kế sân vườn, hồ cá Koi... vui lòng liên hệ hotline 039.936.9999 để được tư vấn
hotline 0399369999
popup

Số lượng:

Tổng tiền: